Tia UV là gì? Tác hại của tia UV và cách phòng tránh

Đây không phải là bài viết khoa học khô khan, mà là chia sẻ từ một bác sỹ để giúp các bạn hiểu được tia UV là gì, tác hại của nó ra sao và cách phòng tránh.

https://xahara.vn/wp-content/uploads/tia-uv-và-tác-hại.jpg

Về tác hại của tia UV

Nhìn hình ảnh này các anh chị sẽ thấy hai nửa khuôn mặt của người đàn ông trong hình dường như đối lập nhau. Đây không phải là sản phẩm của photoshop, hình ảnh này là từ 1 bài báo y khoa chụp ông McElligot, 69 tuổi, hành nghề tài xế xe tải tuyến cố định tại Chicago.

Các bác sĩ đã thăm khám và tìm ra lời giải thích duy nhất đó là “Tác động của tia UV” vì ông tài xế già đã trải qua nhiều năm lái xe với một nửa khuôn mặt bị nắng chiếu vào trực tiếp.

TIA UV LÀ GÌ?

UV là viết tắt của chữ Ultraviolet dịch ra là “cực tím” hay “tử ngoại”. Trong dải quang phổ, vùng ánh sáng thấy được bắt đầu từ màu đỏ tới màu tím,  còn vùng ngoài giới hạn giữa tím và đỏ thì mắt người phàm chúng mình không thấy được, cụ thể:

Ánh sáng không thấy được “vượt” trên vùng ánh sáng tím người ta gọi là “tử ngoại” (tử là tím, ngoại là ngoài), hay “cực tím” (nghĩa là hơn cả tím, vãi cả tím) – chính là tia UV chúng mình tìm hiểu hôm nay.

Khoa học dựa vào ”bước sóng” ánh sáng và chia ra thành 3 loại tia chính: UVA, UVB và UVC.

UVC?

Do bước sóng quá ngắn, UVC đã được tầng ozone chặn lại và không gây ảnh hưởng đến con người nên chúng mình không cần quan tâm.

UVB?

Tia UVB chỉ chiếm 5% lượng UV trên mặt đất, Tia UVB không đi qua được cửa kính, nhưng bị phản chiếu rất mạnh từ tuyết, mặt nước, nhựa đường gây tác động gấp nhiều lần lên làn da. Đó là lý do mà trưa nắng mà đi trên biển một hồi là da cháy bỏng liền. Tia UVB bình thường không xuyên được vật cản nhưng khi gặp bề mặt phản chiếu là nó nguy hiểm bội phần.

UVB là nguyên nhân gây “cháy nắng” da. Về cơ bản, cháy nắng là phản ứng tự vệ tự nhiên của cơ thể. Da bao gồm tế bào sắc tố là MELANIN, melanin đóng vai trò là cảnh sát phòng cháy chữa cháy bảo vệ làn da, nó hấp thụ tia cực tím và biến nó thành nhiệt. Khi cơ thể cảm nhận được nhiệt nóng từ ánh sáng mặt trời, nó truyền melanin đến các tế bào xung quanh và cố gắng bảo vệ chúng nên lúc này chúng mình hay thấy da trở nên đỏ ửng rất nhanh sau khi cháy nắng tầm 20-30 phút.

UVA?

Thằng này mới ác nè, tia UVA chiếm 95% lượng UV trên mặt đất, tia duy trì cường độ chiếu ổn định trong ngày, và xuyên suốt cả năm. Đồng thời XUYÊN QUA được các vật liệu mỏng như cửa kính, quần áo, mây, nên dù trời râm mát, hay bịt kín áo chống nắng thì da chúng ta vẫn bị ảnh hưởng nặng nề. Tia này không gây đen da ngay như thằng UVB nên chị em ninja lead cứ tưởng bịt full options là ngon ăn rồi, có ngờ đâu thằng ml UVA vẫn thầm lặng đi vào được lớp hạ bì của da, gây lão hoá da và suy giảm miễn dịch, nó còn tác động tới lớp tế bào chân đáy của thượng bì, nơi phát sinh phần lớn các ung thư da.

Tia UVA như một kẻ thù thầm lặng, vô cùng thầm lặng… đó là lý do quấn bao nhiêu lớp áo khi ra đường nhưng sau một thời gian mặt vẫn nám, tàn nhang, thâm, đồi mồi, đốm… mà không hiểu lý do.

Anh Ba lưu ý quý anh chị thiện lành rằng: khi da đã bị tổn thương, lão hoá thì chắc chắn KHÔNG THỂ HỒI PHỤC HOÀN TOÀN. Các phương pháp thẩm mỹ hiện đại tuy có hỗ trợ cải thiện 1 phần, nhưng rất khó trả lại cho bạn làn da khoẻ mạnh vì lúc này ADN của tế bào đã bị tổn thương và da mất collagen đáng kể, kết nối tế bào lỏng lẻo.

Lời khuyên quả thật rất khó do đặc thù nghề nghiệp từng người, người ta làm Cảnh sát giao thông mà ông khuyên đừng ra nắng thì nó đấm cho bác sĩ không trượt phát nào. Chỉ muốn nói rằng, nên hạn chế đến mức thấp nhất phải ra đường khi nắng to và nếu ra thì nên bảo vệ làn da mình cẩn thận bằng mũ nón, áo khoác và kem chống nắng.

Nói thêm chút về kem chống nắng để anh chị hiểu, “mỗi thứ trong đời đều có cho nó riêng một giới hạn” – sức chịu nắng của da cũng vậy nên khi vượt quá giới hạn đó thì không một loại kem chống nắng nào có thể bảo vệ được.

Cho nên đừng chủ quan là tao thoa kem chống nắng rồi nên tao thoải mái phơi nắng như bọn quảng cáo trên ti vi.

Ví dụ cho đồng bào dễ hiểu: trung bình da chịu nắng được 10 phút trước khi cháy đen, chỉ số SPF trên lọ kem ghi là 30. Tính nhanh là sau 300 phút (5 giờ) đi nắng, lớp kem này sẽ tan vào hư không và chẳng có tác dụng gì hết, đó là Anh Ba nói ở điều kiện lý tưởng nha, mồ hôi nó ra lau ầm ầm thì không đến 5 giờ đâu.

Chỉ số SPF 30 nghe có vẻ mạnh gấp đôi SPF 15. Nhưng thật ra, con số đó chỉ có ý nghĩa về mặt THỜI GIAN chứ không liên quan gì đến độ mạnh hay yếu, mấy anh chị làm quảng cáo hay lập lờ chỗ này. Khiến cho đồng bào nghe sướng lỗ tai nên bất chấp nắng mưa rồi ôm hận.

Mặt khác, để bôi full người các anh chị đi biển thì mỗi lần bôi phải bôi cả hộp kem, chúng mình thì tiết kiệm nên quẹt quẹt cho có cuối cùng bôi cũng như không bôi luôn. Có cái này nữa, anh chị cứ nghĩ kem chống nắng cứ chuẩn bị dắt xe ra là bôi, thậm chí bôi luôn ngoài đường ) như vậy là sai hoàn toàn, bất cứ loại kem chống nắng nào cũng ít nhất 20 phút để hoàn toàn thẩm thấu và tạo ra bức tường ngăn chặn tia cực tím. Nếu không chạy về đến nhà rồi nó mới chống nắng thì khổ tâm lắm.

Trong những ngày nắng nóng toàn quốc, ngày nào Anh Ba lướt facebook cũng thấy có vài anh chị khoe da hôm nay bị cháy đen lởm chởm như một kỷ niệm dở khóc dở cười. Sau khi đọc bài viết này chắc có lẽ phần nào các anh chị hiểu được điều đó không vui chút nào cho làn da đâu, lo mà thay đổi thói quen đi.

Trên đời có cái U vui nhất là “u đựng” thôi, còn mấy cái UVA, UVB thì tránh xa dùm Anh Ba.

Hết mẹ chuyện UV, đề nghị đồng bào thả tym và share đầy đủ (vì hạn chế viết dài dễ gây chán đọc nên phần bình luận Anh Ba có lưu ý thêm nhiều điều hấp dẫn, đó là lý do Anh Ba khuyên các anh chị nên share thay vì copy) ❤️

 Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1267421300085508 – https://www.facebook.com/mrquockhanh7979

xahara
Để lại ý kiến của bạn về bài viết nhé

Leave a reply

Xahara.vn
Logo