Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần chú ý những gì?

Tuổi càng cao con người càng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe lẫn tinh thần. Vậy chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần chú ý những gì?

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần chú ý những gì?

Người cao tuổi thường mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường… cùng những vấn đề về nhận thức. Tất cả những điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Cùng chúng mình khám phá cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ngay nào!

Đặc điểm thể chất, tâm lý của người cao tuổi

Khi bước qua tuổi 60, tính cách người cao tuổi dần thay đổi do nhiều nguyên nhân tác động như: trí nhớ suy giảm, hay quên, thiếu sự chú ý, cơ thể suy yếu… Cùng những biểu hiện trên, người cao tuổi còn mắc tâm lý cô đơn, tâm lý hoài cổ, hay bi quan, lo lắng, đa nghi.

Đặc điểm thể chất, tâm lý của người cao tuổi

Từ những tâm lý trên, họ dễ nóng nảy, khó kiềm chế cảm xúc khi mọi thứ không theo ý mình; tự ti và dễ tủi thân vì cảm thấy các nhu cầu của mình không được đáp ứng đầy đủ; cảm thấy xa cách với suy nghĩ, lối sống của giới trẻ vì sự chênh lệch tuổi tác. Vì thế các thành viên trong gia đình, xã hội cần quan tâm nhiều hơn đến tâm tư, tình cảm của họ.

Tại sao cần quan tâm, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi?

Dưới đây, chúng mình sẽ liệt kê những nguyên nhân lý giải cho việc cần quan tâm, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:

  • Người cao tuổi thường cảm thấy cô đơn vì ít nhận được sự quan tâm, hỏi han, trò chuyện từ con cháu. Họ sẽ rơi vào khủng hoảng tâm lý như cô đơn, lo âu. Lâu dần và nguy hiểm hơn là trầm cảm, buồn chán và mất niềm tin để chống chọi những vấn đề về sức khỏe.
  • Việc ăn uống không ngon miệng, hệ tiêu hóa hấp thu kém dẫn đến sức khỏe của họ suy yếu, sức đề kháng kém, sút cân… Do đó, chúng ta cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng để việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiệu quả.
  • Bên cạnh đó, người cao tuổi phản ứng chậm, cần một thời gian để ghi nhớ dữ kiện; trí nhớ suy giảm nên hay quên, không nhớ đồ dùng để đâu…
  • Thính giác người cao tuổi giảm (lãng tai) dễ hiểu sai ý của người khác rồi đa nghi suy đoán.
  • Ngoài ra, khi cơ thể không còn nhanh nhẹn cộng thêm việc đã nghỉ hưu, không còn làm việc như trước dẫn đến người già cảm thấy bản thân vô dụng, không được tôn trọng, dễ nổi nóng và cáu gắt với mọi người.

Những điều cần chú ý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

1. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội

Bên cạnh việc trò chuyện, cùng xem ti vi, con cháu nên động viên người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội, các nhóm, câu lạc bộ dành cho họ. Có thể là nhóm chơi cờ, nuôi chim; câu lạc bộ dưỡng sinh, thiền, tình nguyện hay tham gia các hoạt động như: yoga, đi bộ…

Tích cực tham gia các hoạt động xã hội

Việc này giúp họ có cơ hội tiếp xúc với nhiều người cùng độ tuổi, có nhiều chủ đề để thảo luận thậm chí là một người “bạn thân” để giãi bày tâm sự, sẻ chia những điều xung quanh cuộc sống…Từ đó, giúp họ cảm thấy thoải mái, thư giãn, vui vẻ và giảm đi biết bao suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi thường ngày.

Trái lại, nếu không thường xuyên vận động thì sức khỏe thân thể và tinh thần sẽ suy giảm nhanh chóng, không còn minh mẫn và dễ mắc nhiều bệnh mãn tính khác.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Nếu muốn cải thiện hệ tiêu hóa của người cao tuổi bạn cần chú ý đến những điều sau:

  • Chia nhỏ ra thành các bữa ăn trong ngày dễ dễ hấp thu các dưỡng chất.
  • Chế độ ăn mỗi ngày cần có nhiều rau, củ, quả, trái cây tươi và giảm thịt.
  • Hạn chế thịt mỡ, nội tạng động vật, các loại muối chua.
  • Ăn món hấp, luộc thay vì các món rán, nướng.
  • Các món ăn nên được thay đổi và chế biến đa dạng để tạo cảm giác thèm ăn.
  • Chế biến món ăn mềm, thái nhỏ, hầm kỹ và ăn không quá no.
  • Bên cạnh đó là uống nước đầy đủ.
  • Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung vi khoáng chất.

Nếu chế độ ăn hằng ngày không đảm bảo đủ dưỡng chất thì có thể bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin thông qua thực phẩm chứa năng, sữa uống hằng ngày. Bạn có thể mua cho bố mẹ, ông bà viên uống bổ não Ginkgo Biloba, viên bổ mắt Ocuvite hay sữa Agedcare Formula, Anlene Gold 3… Các sản phẩm này giúp thể chất và trí não người cao tuổi luôn khỏe mạnh, giúp xương khớp chắc khỏe, tăng sức đề kháng…

3. Chú trọng đến giấc ngủ

Chú trọng đến giấc ngủ

Việc mất ngủ sẽ diễn ra thường xuyên với người cao tuổi xuất phát từ việc cơ thể lão hóa, hay tỉnh giấc và đi tiểu đêm nhiều. Vậy nên người cao tuổi và các thành viên trong gia đình nên chú ý những điều sau để người cao tuổi dễ ngủ và ngủ sâu hơn:

  • Ngủ trong không gian yên tĩnh, ít ánh sáng.
  • Không nên kê gối cao khi ngủ.
  • Không dùng các loại đồ uống có chất kích thích: cà phê, rượu bia…
  • Tránh căng thẳng, xúc động mạnh trước khi đi ngủ.
  • Không ăn và uống quá nhiều trong vòng 3 tiếng trước khi ngủ.
  • Buổi sáng thức dậy, nếu muốn ngồi dậy thì không nên nhấc đầu một cách đột ngột. Thay vào đó, hãy xoay đầu rồi nghiêng người và chống tay dậy từ từ để hạn chế việc thiếu máu não đột ngột.

4. Thường xuyên động viên, thăm hỏi và chuyện trò

Những người cao tuổi thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ sẽ có cơ hội tiếp xúc, giao lưu trò chuyện với nhiều người – một cách giúp họ thư giãn, thoải mái đầu óc, tâm trí. Trong khi những người già thường xuyên ở nhà sẽ không thể tránh khỏi sự bí bách, không có ai để trò chuyện vì mọi người trong gia đình bận đi làm, đi học. Từ đó, gây ra cảm giác buồn chán, thậm chí là những suy nghĩ tiêu cực.

Thường xuyên động viên, thăm hỏi và chuyện trò

Do đó, việc mọi người trong gia đình tích cực trò chuyện, hỏi han, quan tâm và chăm sóc ông bà, bố mẹ sẽ giúp họ cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống. Ngoài ra, họ còn chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý báu của mình cho thế hệ trước cũng như thấu hiểu con cái, cháu chắt của mình hơn. Vậy nên, khi rảnh bạn cùng con cái hãy dành thời gian cho bố mẹ, chơi các môn thể thao để thắt chặt tình cảm gia đình và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

5. Khám sức khỏe định kỳ

Sau 60 tuổi, sức đề kháng của người già bị giảm sút và bắt đầu xuất hiện các vấn đề với hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, hệ tuần hoàn, xương khớp… khiến cơ thể không còn linh hoạt hay mệt mỏi. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh cho người cao tuổi rất khó khăn và cần có nhiều thời gian. Nếu phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng tốt.

Khám sức khỏe định kỳ

Do đó, việc khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Từ đó, mang đến sự an tâm cho chính bản thân người cao tuổi cũng như con cháu, người thân xung quanh họ và có biện pháp điều trị phù hợp, hạn chế bệnh tiến triển hoặc điều trị được dứt bệnh.

Tổng kết: Qua bài viết này, có lẽ bạn đã nhận ra được tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Ai trong chúng ta đến độ tuổi này cũng sẽ gặp những vấn đề như vậy nên hy vọng bạn sẽ thấu hiểu cho cha mẹ, ông bà của mình. Không chỉ vậy, hãy dành thời gian của mình bên cạnh họ khi còn có thể. Việc này chắc chắn khiến ông bà, cha mẹ của bạn hạnh phúc lắm đó!

Để hiểu rõ tình trạng sức khỏe và biết cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đúng cách, bạn có thể dẫn họ đi khám định kỳ và nhận sự tư vấn, hướng dẫn từ bác sĩ. Trên đây là tất cả những gì chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hẹn gặp các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Xem thêm các bài viết liên quan:

6 thực phẩm chức năng cho người cao tuổi tốt nhất

Hướng dẫn cách chọn sữa tốt cho người già

Thanh Thuy
Để lại ý kiến của bạn về bài viết nhé

Leave a reply

Xahara.vn
Logo