Tìm hiểu về mất ngủ ở người già trong 5 phút

Mất ngủ là một chứng bệnh thường thấy khi về già. Bạn đã hiểu hết về căn bệnh này. Hãy cùng Xahara tìm hiểu về mất ngủ ở người già. 

5 phút tìm hiểu về mất ngủ ở người già

Mất ngủ ở người già là gì?

Giấc ngủ của người già cần phải đảm bảo cả về thời gian và chất lượng giấc ngủ. Thời gian ngủ của người già (trên 65 tuổi) rơi vào 7 – 8h/ngày. Giấc ngủ phải sâu, không bị tỉnh giữa chừng hay mê sảng. 

Mất ngủ ở người già là tình trạng người cao tuổi ngủ ban đêm chỉ được dưới 4 tiếng hoặc trong những tình huống khó đi vào giấc ngủ, ngủ rất khuya hay đi vào giấc ngủ dễ dàng nhưng thức giấc sớm, sau đó trằn trọc suốt đêm. Ban ngày mệt mỏi, không có tinh thần. 

mất ngủ ở người già

Theo thống kê mới nhất của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, hiện có đến 50% người cao tuổi đang gặp vấn đề về giấc ngủ, bao gồm ngủ không sâu giấc, dễ mơ, hay bị đánh thức bởi những tiếng ồn nhỏ và khó duy trì giấc ngủ. Trong đó, tỷ lệ nữ giới mất ngủ nhiều hơn nam giới. Có khoảng 31 – 38% đối tượng trong độ tuổi 18 – 64% mất ngủ, so với tỷ lệ này thì đối tượng trong độ tuổi từ 65 – 79 là 45%.

Nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

Tình trạng mất ngủ ở người già có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau hoặc sự tổng hợp từ nhiều nguyên nhân. 

Mất ngủ ở tuổi già do tuổi cao

Việc mất ngủ ở tuổi già có một phần nguyên nhân do tuổi cao, các cơ quan chức năng trong cơ thể suy giảm. Tuổi tác thường ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ thể. Càng cao tuổi thì hệ thống cơ quan trong cơ thể càng suy yếu và hoạt động kém đi.

Việc hoạt động kém của các cơ quan này có thể gây cho cơ thể người già cảm thấy khó chịu, ngủ không ngon, lâu dài sẽ dẫn đến mất ngủ. 

Mất ngủ ở người già do các bệnh lý

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người già. Người cao tuổi thường rất dễ mắc các bệnh khác nhau, gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, ngủ nghỉ. 

Một nghiên cứu ở Singapore đã chứng minh rằng những người có vấn đề giấc ngủ thường có bệnh lý đi kèm như Parkinson, Alzheimer, đau mạn tính, bệnh về tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, rối loạn đi tiểu…

Điển hình các bệnh dễ gây mất ngủ ở người già là đau nhức xương khớp, đau dạ dày, thận yếu, đau ngực, khó thở,… Các loại bệnh này thường gây khó chịu cho người cao tuổi khi ngủ, gây đau lúc nửa đêm, khiến người già tỉnh dậy và khó vào giấc ngủ trở lại. 

Người cao tuổi tuy không còn những áp lực, căng thẳng về tiền bạc, công việc như người trẻ nhưng lại rất dễ mắc bệnh trầm cảm. Theo các thống kê, khoảng 30% người cao tuổi trong cộng đồng có triệu chứng trầm cảm, tỷ lệ này trong các viện dưỡng lão lên tới 50%. 

Trầm cảm cũng là một trong những bệnh lý điển hình gây mất ngủ ở người già. Khi mắc phải căn bệnh này, người cao tuổi thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc ngủ không được sâu giấc và dễ bị đánh thức bởi những kích động nhỏ. 

Bên cạnh đó, các rối loạn tâm thần khác cũng có khả năng gây mất ngủ, gây âu lo quá mức và sa sút trí tuệ. 

Mất ngủ ở người già do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc Tây dược có thể gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người già. Điển hình là các loại thuốc ngủ, thuốc an thần,… đều gây buồn ngủ, khiến người cao tuổi ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm. 

mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc

Ngoài ra còn có một số loại thuốc điều trị bệnh thần kinh, bệnh trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc chẹn beta giao cảm,… có tác dụng phụ trực tiếp gây mất ngủ ở người già. 

Mất ngủ ở người già do các điều kiện khác

Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, thiếu khoa học không chỉ làm ảnh hưởng về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng cả tinh thần. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của người cao tuổi. 

Việc dung nạp vào cơ thể quá nhiều lượng thức ăn hay uống quá nhiều nước sẽ khiến người cao tuổi cảm thấy đầy bụng hay cần đi vệ sinh nhiều trong khi ngủ. Lượng thức ăn quá ít lại khiến họ cảm thấy đói.

Việc sử dụng các đồ uống có cồn, chất kích thích cũng có khả năng cao làm cản trở đến giấc ngủ. Ngoài ra, các không gian ngủ chật hẹp, ồn ào hay ô nhiễm cũng rất dễ gây mất ngủ ở người già. 

Triệu chứng mất ngủ ở người già

Các triệu chứng mất ngủ ở người già có thể bao gồm:

  • Khó đi vào giấc ngủ ban đêm, thao thức mãi mà không ngủ được
  • Giấc ngủ bị đứt đoạn, chập chờn, không sâu.
  • Tỉnh dậy nhiều lần lúc nửa đêm (thường dài hơn 30 phút) và khó ngủ lại.
  • Dậy từ rất sớm.
  • Thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.
  • Cảm giác như chưa được ngủ.
triệu chứng mất ngủ ở người già

Người già có các triệu chứng xuất hiện vài buổi/tuần được coi là mất ngủ cấp tính. Các triệu chứng kéo dài đến hơn 1 tháng là tình trạng mất ngủ mãn tính. Trong trường hợp này, người cao tuổi nên được đi khám bệnh và nhận tư vấn từ bác sĩ để tránh việc mất ngủ kéo theo các bệnh lý khác.

Hậu quả từ việc mất ngủ ở người già 

Mất ngủ ở người già có nguy cơ cao dẫn đến bệnh trầm cảm hay các vấn đề về tâm lý. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, 44% người cao tuổi bị mất ngủ kéo dài có nguy cơ phát sinh bệnh trầm cảm sau 6 tháng. Con số này đang không ngừng gia tăng.

Mất ngủ ở người già sẽ khiến hệ thần kinh căng thẳng, hoạt động quá tải, tạo áp lực cho tim, nhịp tim và huyết áp tăng cao. Mất ngủ còn gây suy giảm trí nhớ và gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer – một trong những hội chứng nguy hiểm mà người cao tuổi dễ mắc phải. Bên cạnh đó còn có thể gây teo não, tăng nguy cơ đột quỵ. 

nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất ngủ

Ngoài ra, mất ngủ cũng khiến cho cơ thể mệt mỏi, lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Mất ngủ ở người già khiến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn, đặc biệt là ung thư đại tràng và ung thư vú. 

Các cách điều trị mất ngủ ở người già

Điều trị mất ngủ ở người già là cách loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây bệnh. Do vậy, trước khi đưa ra các phương án điều trị, cần xác định rõ nguyên nhân và mức độ mất ngủ ở người già.

Y học hiện nay đang phát triển nhanh chóng. Các triệu chứng mất ngủ ở người già có thể được trị khỏi qua nhiều phương pháp khác nhau. 

Điều trị mất ngủ ở người già bằng thuốc Tây Y

Việc sử dụng thuốc Tây Y để điều trị mất ngủ ở người già phải được kiểm soát và tuân thủ tuyệt đối theo ý kiến của bác sĩ. Các loại thuốc điều trị đều có tác dụng phụ nhất định. Do vậy, nếu sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. 

Các loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng như thuốc ngủ (Phenobarbital, Zolpidem), thuốc bình thần (Clonazepam, Diazepam, Rotunda), thuốc an thần (Amisulpride, Olanzapine), thuốc chống trầm cảm,…

Điều trị mất ngủ ở người già bằng thảo dược và thuốc Đông Y

Ngoài cách sử dụng thuốc Tây thì mất ngủ ở người già cũng có thể được điều trị bằng các loại thảo dược hay một số phương thuốc Đông Y. 

Các loại thảo dược trong tự nhiên đều mang bản chất lành tính, an toàn và không để lại tác phụ dụng ngoài mong muốn. Một số loại thảo dược không chỉ có tác dụng điều trị chứng mất ngủ mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Các loại thảo dược thường được dùng như tâm sen, cây lạc tiên, nụ hoa tam thất, mật ong,…

một số thảo dược trị mất ngủ

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đến các nhà thuốc, phòng khám Đông Y để thăm khám, điều trị bằng châm cứu và sử dụng thuốc. 

Xem thêm một số bài thuốc chữa mất ngủ ở người già theo Đông Y

Phương pháp cải thiện và phòng tránh mất ngủ ở người già 

Bên cạnh việc sử dụng thuốc trị bệnh thì người già bị mất ngủ cũng nên có những biện pháp giúp cải thiện và phòng tránh mất ngủ tiếp theo. 

Một số phương pháp được khuyến khích như:

  • Tạo lịch ngủ khoa học, tạo thói quen đi ngủ đúng giờ. Thời gian ngủ hợp lý là từ 9-10h và dậy lúc 6h sáng.
  • Không gian ngủ cần được đảm bảo mát mẻ, sạch sẽ, tối và yên tĩnh nhất có thể. 
  • Thay đổi thói quen ăn uống, tránh ăn quá no và khó tiêu trong vòng 3-4 tiếng trước khi lên giường. Hạn chế sử dụng trà, cà phê, bia rượu, nước tăng lực… trước giờ đi ngủ. Thay vào đó, nên sử dụng nước ấm, pha chút mật ong
  • Luyện tập thể dục là một trong những cách giúp rèn luyện sức khỏe và phòng ngừa mất ngủ ở người già cực kỳ hiệu quả. Khi cơ thể vận động điều độ, khí huyết sẽ được lưu thông, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ được nâng cao. Cần tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút để có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
  • Thực hiện các hoạt động để giảm kích thích sinh lý trước khi đi ngủ như ngồi thiền, đọc sách, nghe nhạc ngủ ngon, tắm nước ấm, ngâm chân.  
ngồi thiền
  • Không nên ngủ ngày nhiều. Bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nếu cảm thấy buồn ngủ nhiều vào ban ngày, hãy tạo môi trường làm việc, sinh hoạt có đủ ánh sáng và sự kích thích để tránh cảm giác đó.
  • Nên tìm cách giải quyết những vấn đề mình còn quan tâm, lo lắng vào buổi tối, tránh căng thẳng xúc cảm trước khi đi ngủ như trò chuyện với người thân.
  • Khi tỉnh dậy buổi sáng, không nên nằm lại trên giường quá lâu.
  • Điều trị tốt các những bệnh lý có liên quan như tim mạch, tiểu đường, bệnh về khớp để hạn chế các triệu chứng khó chịu, từ đó sẽ cải thiện được giấc ngủ.
  • Tránh căng thẳng thần kinh, stress là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện chứng mất ngủ dù do nguyên nhân nào gây ra.
  • Trang bị một số vật dụng cần thiết trên giường để nâng cao chất lượng giấc ngủ như: gối ngủ, gối ôm, gối kê chân, chăn, nệm,…;

Trên đây là các kiến thức về mất ngủ ở người già. Hy vong có thể giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này.

Bài viết liên quan  

Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi

Mai Ngọc
Để lại ý kiến của bạn về bài viết nhé

Leave a reply

Xahara.vn
Logo